HƯỚNG DẪN NUÔI ĂN BỆNH NHÂN QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY

Mở ống thông dạ dày là thủ thuật hỗ trợ cho người không thể tự mình nhai nuốt được (người bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương đầu mặt cổ, tắc nghẽn cơ học đường tiêu hóa trên như ung thư thực quản, ung thư vùng hầu họng, miệng…). Tìm hiểu thông tin về cách cho bệnh nhân ăn qua đường ống mở thông dạ dày sẽ giúp người thân của bệnh nhân tự tin và thành thạo hơn khi chăm sóc cho người bệnh.

1. Vai trò của việc nuôi ăn qua đường ống mở thông dạ dày:

Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, bệnh nhân nặng thường được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, một trong những bất lợi lớn nhất khi nuôi đường tĩnh mạch đó là đường ruột bị bỏ trống, tạo điều kiện cho hiện tượng thẩm lậu vi khuẩn xảy ra, gây nhiễm trùng, nhiễm độc máu.

Vì vậy, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, các chuyên gia đã khuyến khích việc nuôi dưỡng qua đường ruột sớm cho các bệnh nhân nặng. Vì vậy, việc ăn qua ống thông là một phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân nặng ở hầu hết các bệnh viện.

Bệnh nhân được thực hiện phương pháp này thông thường là để nuôi ăn trực tiếp vào dạ dày nhằm nâng cao thể trạng. Bệnh nhân không thể ăn qua đường miệng do bị u vùng miệng, họng, cổ, ngực và thực quản gây chèn ép làm bệnh nhân không nuốt được, hay bị nuốt sặc kéo dài gây viêm phổi do tai biến mạch não và rối loạn về vận động nuốt hoặc tình trạng chán ăn suy dinh dưỡng nặng…

2. Những đối tượng cần đặt sonde:

  • Người bệnh bị hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não…
  • Người bệnh khó nuốt do liệt dây thần kinh vùng mặt.
  • Người bệnh gãy xương hàm không thể nhai, nuốt.
  • Người bệnh bị ung thư lưỡi, ung thư thực quản.
  • Người bệnh bị suy kiệt cơ thể ăn quá ít không đủ duy trì sức khỏe.

Thông thường việc đặt sonde dạ dày được thực hiện tại cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện. Tuy nhiên trong những trường hợp người bệnh được điều trị tại nhà cần duy trì sonde dạ dày nuôi dưỡng, người chăm sóc cần phải nắm được các kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng qua sonde dạ dày.

3. Cách chăm sóc cho người bệnh có sonde dạ dày tại nhà:

-Khi chăm sóc cho người bệnh có sonde dạ dày nuôi dưỡng tại nhà, cần lưu ý để người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ, tránh nằm đầu thấp dễ gây sặc.

– Người chăm sóc phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: khăn sạch, bơm cho ăn,  đồ ăn có thể là 300ml-400ml/1 bữa súp sữa, các loại quả, thức ăn khác đã được xay nhuyễn, mịn không vón cục tránh trường hợp gây tắc sonde.

– Kiểm tra ống thông đã tới dạ dày bằng cách :

+ Cách 1: Dùng bơm hút nếu thấy dịch chảy ra là ống thông đã vào dạ dày
+ Cách 2: Dùng bơm tiêm bơm 1 lượng không khí vào ống thông đồng thời đặt tay lên vùng thượng vị nghe thấy tiếng ục ục là ống thông đã vào tới dạ dày

4. Cách tiến hành bơm thức ăn qua sonde dạ dày:

– Vệ sinh tay, trải khăn dưới cằm

-Hút thức ăn vào bơm, nắp vào đầu ống sonde

– Bơm từ từ thức ăn vào dạ dày
– Sau khi cho ăn xong cần làm sạch ống thức ăn, tuyệt đối không để thức ăn thừa trên ống sẽ bị lên men gây nấm. Nên thay ống sonde theo định kỳ 1 tuần/ lần, khi thấy bẩn hoặc bị nghẹt.
– Đóng nắp, cố định lại ống sonde.

5. Làm thế nào để giải quyết tình trạng tắc nghẽn ống dạ dày khi nuôi bệnh nhân?

Đảm bảo thức ăn được nghiền nhuyễn: Thức ăn cần phải được nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn để dễ dàng đi qua ống dạ dày mà không gây tắc nghẽn.
Kiểm tra ống dạ dày: Nếu ống dạ dày bị tắc, thử sử dụng một ống nhỏ để hút thức ăn hoặc dịch chất còn đọng lại. Đôi khi như vậy có thể giúp mở lại ống dạ dày.
Sử dụng nước ấm: Nếu vẫn chưa thể gỡ tắc nghẽn, bạn có thể chếch nước ấm vào ống dạ dày. Nước ấm có thể giúp làm mềm và loại bỏ thức ăn còn đọng.
Liên hệ với chuyên gia y tế: Nếu mọi phương pháp khắc phục đều không hiệu quả, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được hỗ trợ.

6.Có những vấn đề tiềm ẩn nào cần lưu ý khi nuôi bệnh nhân qua đường ống dạ dày và làm thế nào để xử lý chúng?

Nuôi bệnh nhân qua đường ống dạ dày tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều vấn đề cần lưu ý, cụ thể là:
Nhiễm khuẩn: Đây là một trong những vấn đề thường gặp khi nuôi bệnh nhân qua đường ống dạ dày. Cách xử lý chính là đảm bảo vệ sinh tay thông qua việc rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với ống dạ dày, tiệt trùng ống dạ dày và vật liệu liên quan sau mỗi bữa ăn, và thay ống dạ dày định kì theo lời khuyên của bác sĩ.
Tắc nghẽn ống dạ dày: Điều này có thể xảy ra nếu thức ăn quá đặc hoặc có viên thuốc không tan trong thức ăn. Để giải quyết vấn đề này, hãy đảm bảo thức ăn và thuốc đều được nghiền nhỏ và trộn đều với nước trước khi nạp khẩu phần qua ống dạ dày. Nếu ống vẫn bị tắc, hãy liên hệ với bác sĩ.
Lấy ống dạ dày ra không đúng cách: Trong trường hợp này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đừng bao giờ cố gắng chèn ống dạ dày quay lại mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Tăng cân không mong đợi: Nếu bạn thấy bệnh nhân tăng cân mà không rõ nguyên nhân, bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh khẩu phần ăn hoặcương mẫu đánh giá sức khỏe tổng thể.
Việc quan trọng hơn cả là lắng nghe cơ thể bệnh nhân, nhìn nhận mọi sự thay đổi không bình thường và luôn luôn thảo luận với đội ngũ y tế chuyên nghiệp.

Trả lời

Yêu cầu gọi lại