0901 866 818

TƯ VẤN MIỄN PHÍ - CSKH

GIAO HÀNG TẬN NƠI

TRÊN TOÀN QUỐC

Thực phẩm VÀNG hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người Tiểu Đường
Tóm tắt nội dung

Người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiểu đường cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình nhiều hơn so với những người không mắc bệnh. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt có thể mang lại rất nhiều lợi ích: kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc các biến chứng, kiểm soát cân nặng, nâng cao chức năng hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng đường ruột và nâng cao tinh thần cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn các thực phẩm dưới đây để kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

1. BÔNG CẢI/SÚP LƠ XANH VÀ RAU MẦM BÔNG CẢI XANH

Bông cải xanh chứa nhiều Sulforaphane giúp tăng cường độ nhạy Insulin và giảm lượng đường trong máu. Mầm bông cải xanh chứa Glucoraphanin giúp thúc đẩy độ nhạy Insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người tiểu đường type 2. Bông cải xanh và mầm bông cải xanh nên ăn sống hoặc hấp sơ và không nấu quá chín để tránh mất đi dinh dưỡng.

2. HẢI SẢN

Hải sản hay các loại cá béo như cá hồi, cá mòi cung cấp nguồn Protein dồi dào, chất béo lành mạnh, cùng nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

3. BÍ NGÔ VÀ HẠT BÍ NGÔ

Bí ngô được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh tiểu đường truyền thống ở nhiều nước như Mexico và Iran. Chúng chứa nhiều Polysacarit, chất béo và Protein lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy tiêu thụ 65g hạt bí ngô giúp giảm tới 35% lượng đường trong máu sau bữa ăn.

4. CÁC LOẠI HẠT VÀ QUẢ HẠCH

Nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn kiêng với các loại hạt và quả hạch khoảng 56g mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và huyết sắc tố A1c (HbA1c).

5. ĐẬU BẮP

Đậu bắp thường được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị bệnh tiểu đường. Đậu bắp chứa dồi dào lượng Polysacarit giúp giảm lượng đường trong máu. Thêm vào đó, đậu bắp chứa Flavonoid Isoquercitrin và Quercetin 3-O-Gentiobioside giúp ức chế một số enzyme để hạ đường huyết.

6. HẠT LANH

Hạt lanh rất giàu chất xơ và chất béo lành mạnh giúp giảm lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, những người tiêu thụ 200g sữa chua trộn với 30g hạt lanh mỗi ngày đã giảm đáng kể HbA1c so với những người không ăn.

7. CÁC LOẠI ĐẬU

Các loại đậu, đặc biệt là đậu lăng rất giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và cải thiện phản ứng đường huyết sau bữa ăn.

8. KIM CHI VÀ DƯA CẢI BẮP

Thực phẩm lên men như kim chi và dưa cải bắp chứa nhiều men vi sinh, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện lượng đường trong máu và độ nhạy Insulin. Một nghiên cứu ở người mắc bệnh tiểu đường đã chứng minh rằng chế độ ăn kiêng truyền thống của Hàn Quốc với nhiều thực phẩm lên men như kim chi trong 12 tuần đã giúp giảm HbA1c nhiều hơn so với chế độ ăn kiêng kiểm soát.

9. HẠT CHIA

Hạt chia có thể giúp cải thiện độ nhạy Insulin và kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

10. CẢI XOĂN

Cải xoăn thường được gọi là “siêu thực phẩm”. Các chất chống oxy hóa Flavonoid có trong cải xoăn như Quercetin và Kaempferol, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

11. QUẢ MỌNG

Các loại quả mọng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt như mâm xôi, dâu tây, quả việt quất có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu bằng cách tăng cường độ nhạy insulin và cải thiện khả năng giải phóng glucose từ máu.

12. QUẢ BƠ

Bơ giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa sự phát triển của hội chứng chuyển hóa và một số loại bệnh như huyết áp cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

13. YẾN MẠCH

Yến mạch chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan giúp làm giảm đáng kể HbA1c và lượng đường trong máu lúc đói. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống 200 ml nước pha với 27,3g bột yến mạch trước khi ăn bánh mì trắng sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với chỉ uống nước thông thường.

14. TRÁI CÂY CÓ MÚI

Trái cây có múi họ cam, quýt, bưởi có chỉ số đường huyết thấp vì chúng không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu như dưa hấu và dứa. Các loại trái cây có múi chứa nhiều chất xơ và chứa các hợp chất thực vật như Naringenin – loại polyphenol có đặc tính trị tiểu đường hiệu quả. Ăn nhiều trái cây có múi giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm HbA1c và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.

15. KEFIR VÀ SỮA CHUA

Nghiên cứu kéo dài 8 tuần những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy uống 600 ml kefir mỗi ngày làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và HbA1c. Nghiên cứu khác chứng minh rằng tiêu thụ 150g sữa chua hàng ngày giúp cải thiện lượng đường trong máu và Insulin sau bữa ăn.

16. TRỨNG

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm 4,4% lượng đường trong máu lúc đói, cũng như cải thiện độ nhạy của Insulin. Nghiên cứu kéo dài 14 năm ở hơn 7.000 người trưởng thành Hàn Quốc cũng cho thấy việc ăn trứng 2 – 4 quả/tuần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 40%.

17. TÁO

Táo có chứa chất xơ hòa tan và các hợp chất thực vật như quercetin, axit chlorogenic, axit galic giúp giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Để tận dụng lợi ích tuyệt vời của thực phẩm vàng, tốt nhất nên đưa chúng vào thực đơn hàng ngày, dưới dạng các bữa ăn cân đối với đủ các loại dưỡng chất khác. Khi kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, việc ăn những thực phẩm vàng giúp hạ đường huyết trở thành cách hiệu quả nhất để ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường.

Lựa chọn tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh này không chỉ tạo lợi ích cho người bệnh tiểu đường, mà cũng là một phần quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh.

Facebook
X
Pinterest
Threads

Bài viết nổi bật

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

Hoặc
Hcare luôn ở đây!
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY