Những ngày gần đây, vụ 33 học sinh ở TP.HCM nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm, nam thanh niên ngộ độc Botulinum từ pate đóng hộp, và gần đây nhất là vụ ngộ độc rượu ở Ninh Thuận khiến một người tử vong – tất cả đều cho thấy nguy cơ tiềm ẩn ngay trong những món ăn quen thuộc hàng ngày. Vậy nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là gì? Tại sao những thực phẩm tưởng chừng an toàn lại trở thành mối đe dọa sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới!
1. Nguyên Nhân Ngộ Độc Thực Phẩm

Ngộ độc do sử dụng sản phẩm quá hạn có biểu hiện nấm mốc
Một số thức ăn có khả năng gây ngộ độc:
- Thức ăn tươi sống không qua chế biến
- Thực phẩm đã quá hạn sử dụng
- Các loại thịt và trứng chưa được nấu chín
- Cá và động vật có vỏ (tôm, cua, nghêu, sò, ốc…)
- Các sản phẩm từ sữa và nước trái cây chưa được tiệt trùng
- Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, giò chả…
- Thực phẩm chế biến sẵn được bày bán tại các hàng quán
Nguyên nhân các thực phẩm bị nhiễm độc bắt nguồn từ:
- Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến, làm cho vi khuẩn trong tay dễ bị truyền qua thức ăn.
- Dụng cụ bếp và nguyên liệu không được vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn.
- Thực phẩm để quá lâu ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh đều có khả năng nhiễm khuẩn hay phát triển các tác nhân ngộ độc, từ đó dẫn đến ngộ độc.
- Thực phẩm được trồng trọt hay chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh, sử dụng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá liều, phân bón chưa xử lí kĩ.
- Trong quá trình mua bán và vận chuyển nhà sản xuất thêm chất bảo quản, hóa chất, phụ gia… để giữ thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt.
2. Dấu Hiệu Nhận Biết

Sốt là một trong số triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Dấu hiệu ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi ăn, sau vài giờ thậm chí 1-2 ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm độc. Một số dấu hiệu thường gặp khi đã cơ thể đã bị ngộ độc:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau bụng, tiêu chảy
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Sốt nhẹ hoặc đau đầu
Khi phát hiện các dấu hiệu này, bạn cần phải nhanh chóng xử lý để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm Cần Làm Gì?

Kích nôn để loại bỏ thực phẩm nhiễm độc trong dạ dày
Khi phát hiện có dấu hiệu ngộ độc cần:
- Ngừng ăn thực phẩm nghi ngờ: Nếu nghi ngờ rằng món ăn bạn vừa ăn gây ngộ độc.
- Kích nôn: Dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Chú ý kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi.
- Bổ sung chất điện giải, uống nhiều nước: Giúp ngăn ngừa mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, đồng thời giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất: Trong trường hợp nghiêm trọng như ngộ độc botulinum, bạn cần được nhập viện để được điều trị và theo dõi kịp thời.
4. Cách Phòng Tránh Ngộ Độc Thực Phẩm

Vệ sinh tay tay khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn
Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi ăn uống:
- Chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, nơi bán uy tín, có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn
- Chế biến thực phẩm đúng cách: Tìm hiểu những loại thực phẩm kiêng kỵ không nên chế biến cùng nhau để hạn chế tối đa khả năng gây ra ngộ độc
- Vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ vài tháng/ lần để loại bỏ ẩm mốc, vi khuẩn.
- Vệ sinh tay và dụng cụ trước và sau khi chế biến để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Không ăn thực phẩm hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng, tránh sử dụng những sản phẩm đã quá hạn.
Kết luận
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu để phòng ngừa ngộ độc. Việc tuân thủ các quy tắc về vệ sinh, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách là biện pháp giúp bạn giảm thiểu được đáng kể nguy cơ mắc phải những trường hợp ngộ độc không đáng có.